Trước khi đèn LED ra đời là thời gian bóng đèn huỳnh quang làm mưa làm gió trên thị trường, đến nay vẫn được dùng nhiều ở các gia đình. Bài viết lưu ý khi sử dụng bóng đèn huỳnh quang để không gây ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường.
Khi bóng đèn huỳnh quang ở nhà bạn bể vỡ, đừng ném vào thùng rác nhé. Vì có khoảng 5 miligam thủy ngân trong mỗi bóng đèn huỳnh quang, theo EPA (cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) thì chừng đó thủy ngân có thể gây ô nhiễm cho 22.680 lít nước.
Cũng theo Ehow “Nếu có 1 bóng đèn huỳnh quang bị vỡ với bất kì lí do gì đi nữa, thì có nghĩa là 5miligam thủy ngân độc hại sẽ được phát tán ra môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người tình cờ tiếp xúc với nó. Theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA): Tiếp xúc thủy ngân ở lượng thấp (dưới 5miligam) có thể gây ra hiện tượng run, thay đổi tính tình, bị mất ngủ, mệt mỏi cơ bắp, triệu chứng nhức đầu. Nếu tiếp xúc ở liều lượng cao hoặc tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến chứng đần độn, thay đổi nhân cách, điếc, mất trí nhớ, thậm chí hủy hoại nhiễm sắc thể, các tế bào thần kinh, não, và thận cũng bị hủy hoại.
Chất thủy ngân độc hại này còn ảnh hưởng trược tiếp đến hệ thần kinh của bào thai và trẻ em. “Vậy thì đèn LED, được làm từ vỏ nhựa không bị vỡ, không có chứa thủy ngân độc hại, rõ ràng là một lựa chọn tốt cho gia đình bạn.
Ngoài ra sản phẩm bóng đèn huỳnh quang có thể gây ô nhiễm đất khi hết hạn sử dụng, được thải ra môi trường, xử lý ô nhiễm đất còn tốn kém hơn nhiều lần so với xử lý ô nhiễm không khí và nguồn nước, đặc biệt khi canh tác đất ô nhiễm các thực phẩm từ đó có thể gây hại đến sức khỏe con người lâu dài.

Vậy nên, bóng đèn huỳnh quang bị bể vỡ, chúng ta mang găng tay và khẩu trang bảo hộ, dùng kẹp gắp mãng vỡ của bóng bỏ vào túi ni lông buộc chặt bỏ vào thùng rác. Không nên để mãnh vỡ của bóng lẫn lộn trong rác, gây nguy hiểm, khó phân loại và sử lý chúng.